Từ tháng 1 năm 2016, mã số cá nhân là cần thiết cho các thủ tục hành chính về an sinh xã hội, thuế, các biện pháp phòng chống thiên tai. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, cư dân nước ngoài có giấy thường trú cũng đươc thông báo mã số cá nhân lần lượt. Bạn có thể nhận thẻ mã số cá nhân (thẻ IC) bằng cách gửi đơn đăng ký gửi kèm với thẻ thông báo thông qua đường bưu điện vv từ tháng 1 năm 2016 trở đi.
※(注記)Đối với người nước ngoài, thời hạn có hiệu lực của thẻ mã số cá nhân là thời hạn lưu trú ghi trên thẻ ngoại kiều (ngoại trừ người có visa cấp độ chuyên nghiệp cao số 2, người vĩnh trú và người vĩnh trú đặc biệt). Do đó, trong trường hợp đang gia hạn thời gian lưu trú, hoặc trường hợp thời hạn lưu trú hết trước ngày dự định giao thẻ mã số cá nhân thì, sau khi nhận được visa mới, hãy tiến hành thủ tục xin cấp thẻ mã số cá nhân.
Mã số cá nhân sẽ sử dụng suốt cuộc đời, nên hãy bảo quản cẩn thận.
Trong bối cảnh số lượng người nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản đang gia tăng hàng năm, nhu cầu về một hệ thống cơ sở cung cấp các dịch vụ hành chính cơ bản đối với cư dân người nước ngoài giống như người Nhật cũng tăng dần.
Do đó, để tăng cường sự tiện lợi cho cư dân người nước ngoài và hợp lý hóa của cơ quan hành chính phố, quận,huyện, xã, giống như người Nhật, cư dân người nước ngoài cũng được trở thành đối tượng của luật đăng ký cư trú cơ bản, 「Luật sửa đổi một phần của luật đăng ký thường trú cơ bản」 được thành lập tại Quốc Hội lần thứ 177 và công bố vào ngày 15 tháng 7 năm 2009, thực thi từ ngày 9 tháng 7 năm 2012.
Theo luật này, cư dân người nước ngoài cũng được cấp giấy thường trú và từ ngày 8 tháng 7 năm 2013, hệ thống đăng ký thường trú cơ bản (JUKI Net) và thẻ đăng ký thường trú cơ bản(JUKI Card)cũng đã bắt đầu được triển khai và vận dụng.
Tại chế độ đăng ký thường trú cơ bản, cư dân người nước ngoài khi chuyển tới thành phố, quận, huyện khác thì cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi tại toà thị chính ở nơi cũ, sau đó làm thủ tục chuyển đến ở toà thị chính mới đến.
Ngoài ra, khi chuyển ra nước ngoài ở cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi.
Những người không có quốc tịch Nhật bản và là người được liệt kê ở cột bên trái của bảng dưới đây, có địa chỉ trong khu vực quận, huyện, thành phố.
(1)Người lưu trú trung và dài hạn |
Ngoại trừ những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản với tư cách ngoại giao-công vụ, thời hạn ngắn và những người có thời hạn lưu trú dưới 3 tháng. Thẻ ngoại kiều sẽ được cấp cùng với sự cho phép lưu trú căn cứ theo quy định luật nhập cảnh sau khi sửa đổi. |
---|---|
(2) Người vĩnh trú đặc biệt |
Người vĩnh trú đặc biệt được quy định bởi luật nhập cảnh đặc biệt. Giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt sẽ được cấp dựa trên các quy định của luật nhập cảnh đặc biệt sau khi sửa đổi. |
(3) Người được cấp phép tị nạn tạm thời hoặc người được phép lưu trú tạm thời |
Theo quy định của luật nhập cảnh, người được phép nhập cảnh để tị nạn tạm thời là những người nước ngoài trên tàu thuyền có khả năng là dân tị nạn, đáp ứng đủ yêu cầu (người tị nạn tạm thời), hay những người lưu trú bất hợp pháp thực hiện thủ tục xin visa tị nạn, đáp ứng những yêu cầu nhất định (người được phép tạm trú tạm thời). Trong trường hợp như vậy, giấy phép tị nạn tạm thời hoặc giấy tạm trú tạm thời sẽ được cấp. |
(4) Người sinh đẻ tại Nhật bản hoặc Người bị mất quốc tịch |
Người nước ngoài được lưu trú tại Nhật bản do sinh đẻ hoặc mất quốc tịch Nhật bản. Theo quy định luật nhập cảnh, những người như trên sẽ được lưu trú trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát sinh sự việc mà không cần tư cách lưu trú. |
Trong luật đăng ký người nước ngoài thông thường, không chỉ trong trường hợp thay đổi địa chỉ, mà cả trường hợp thay đổi tên, tư cách lưu trú, thời gian lưu trú vv... cần phải nộp đơn thay đổi cho thị trưởng quận, huyện, thành phố, và thủ tục gia hạn lưu trú hoặc thay đổi tư cách vv... cần phải thực hiện tại cục xuất nhập cảnh, vì vậy sau khi nhận được giấy phép từ Bộ trưởng bộ tư pháp, cư dân nước ngoài phải nộp thêm đơn xin thay đổi với thị trưởng quận huyện thành phố nơi sinh sống.
Tuy nhiên, sau khi sửa đổi luật đăng ký thường trú cơ bản, khi cư dân người nước ngoài tiến hành các thủ tục như thay đổi tên hay tư cách lưu trú tại cục xuất nhập cảnh theo quy định của luật nhập cảnh, thì cần phải thay đổi hạng mục liệt kê trong giấy lưu trú, vì vậy Bộ trưởng bộ tư pháp sẽ thông báo cho thị trưởng quận huyện thành phố nơi cư dân nước ngoài đang lưu trú để sửa đổi thông tin. Do đó sẽ giảm gánh nặng làm thủ tục sửa đổi của cư dân nước ngoài và việc đăng ký thông tin hành chính sẽ được bảo đảm chính xác hơn.
Ngoài ra, theo quy định của luật nhập cảnh sửa đổi, cư dân người nước ngoài có nghĩa vụ thông báo nơi cư trú với Bộ tư pháp thông qua thị trưởng quận, huyện, thành phố, và việc làm thủ tục chuyển đến, chuyển đi vv... sẽ được coi là đã thông báo. Sau đó, quận, huyện, thành phố sẽ thông báo những thông tin địa chỉ đã thay đổi với Bộ trưởng bộ tư pháp.
Tại trung tâm tổng đài này, chúng tôi hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ cho người nước ngoài để làm những thủ tục liên quan đến hệ thống đăng ký thường trú cơ bản tại văn phòng tòa thị chính. Xin hãy sử dụng tự nhiên.
Về thủ tục liên quan đến nhập cảnh-lưu trú của người nước ngoài
Trang chủ cục xuất nhập cảnhopen link in new window