86Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương12Người nước ngoài và thuế
Cho dù là người nước ngoài đi nữa, nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định thì cần phải đóng
thuế. Dưới đây là một số ví dụ phải đóng thuế.
• Người có thu nhập bằng cách làm việc tại nội địa Nhật Bản
→  Theo nguyên tắc, cần nộp thuế thu nhập.
• Người có địa chỉ ở Nhật Bản tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 1
→  Cần nộp thuế cư trú (chịu thuế theo thu nhập của năm trước.).
Ngoài ra, ngay cả người nước ngoài thì khi trọ lại khách sạn khi đi du lịch, hay ăn uống tại nhà
hàng cũng cần trả thuế tiêu dùng.
"Thuế quốc gia" và "Thuế địa phương"
Thuế của Nhật Bản được chia thành "Thuế quốc gia" và "Thuế địa phương" tuỳ thuộc vào đóng thuế
cho nơi nào.
• Thuế nộp cho quốc gia gọi là "Thuế quốc gia". Ví dụ điển hình là "Thuế thu nhập".
• Thuế nộp cho tỉnh thành, xã, phường, quận nơi đang sống gọi là "Thuế địa phương". Ví dụ điển hình
là "Thuế cư trú".
Thuế thu nhập
Thuế thu nhập là một loại thuế đánh vào thu nhập của một cá nhân phát sinh trong khoảng
thời gian 1 năm, từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
Thuế thu nhập được tính như dưới đây.
i. Tổng thu nhập - Kinh phí v.v... = Số tiền thu nhập (A)
ii. Số tiền thu nhập (A) - Các khoản khấu trừ khác nhau (tham khảo mục 1-3.)
= Thu nhập chịu thuế (B)
iii. Thu nhập chịu thuế (B) ×ばつThuế suất
Thuế suất theo cơ chế Thu nhập chịu thuế (B) càng tăng thì thuế suất càng cao.1 Chương 8 Thuế 87Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
1-1 Người có nghĩa vụ nộp thuế và phạm vi thu nhập chịu thuế
Phạm vi thu nhập chịu thuế khác nhau tùy thuộc vào phân loại dân cư.
(1) Người cư trú
Người có "địa chỉ" tại nội địa Nhật Bản hoặc người có "nơi ở" liên tục từ 1 năm trở lên tính đến
hiện tại (Trừ (2) Người không vĩnh trú.)
Người đáp ứng điều này gọi là "Người cư trú".
→  Toàn bộ thu nhập bao gồm cả thu nhập từ nguồn nước ngoài đều phải chịu thuế.
"Địa chỉ" và "Nơi ở"
• "Địa chỉ" là nền tảng chính và trung tâm của cuộc sống của một cá nhân, có phải là nền tảng và
trung tâm của cuộc sống hay không được xác định dựa trên các sự thật khách quan ( có đang làm việc
ở Nhật Bản hay không, người phối ngẫu hoặc người thân chung sinh kế khác có đang sống ở Nhật Bản
hay không v.v...).
• "Nơi ở" là nơi một người ở liên tục trong khoảng thời gian đáng kể nhưng không đến mức độ là nền
tảng chính và trung tâm của cuộc sống.
(2) Người không vĩnh trú
Trong số "Người cư trú", người không có quốc tịch Nhật Bản và tổng thời gian có địa chỉ hoặc
nơi ở tại Nhật Bản từ 5 năm trở xuống trong vòng 10 năm qua.
Người đáp ứng điều này gọi là "Người không vĩnh trú".
→  1 thu nhập khác ngoài thu nhập nguồn nước ngoài và 2 thu nhập nguồn nước ngoài
được trả tại Nhật Bản hoặc được chuyển tiền từ nước ngoài là đối tượng của thuế thu nhập.
(3) Người không cư trú
Người không phải là "Người cư trú", "Người không vĩnh trú" (ví dụ người có địa chỉ tại nước
ngoài v.v...) gọi là "Người không cư trú".
→  Chỉ có thu nhập nguồn trong nước bao gồm tiền lương phát sinh từ công việc tại nội
địa Nhật Bản và các khoản thù lao phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ cá nhân tại Nhật Bản
phải chịu thuế. 88Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
1-2 Khai thuế cuối cùng và nộp Thuế thu nhập
Người nộp thuế thu nhập tự tính toán số tiền thu nhập đã phát sinh trong năm và số tiền thuế
thu nhập đối với khoản tiền đó, nộp Tờ khai thuế cuối cùng cho sở thuế trước ngày hết hạn khai
thuế và tính toán phần thừa, thiếu với Thuế thu nhập đã khấu trừ tại nguồn (tham khảo mục 1-4.).
Thủ tục này gọi là "Khai thuế cuối cùng".
(1) Người cần khai thuế cuối cùng
Về những người được trả lương thì hầu hết sau khi thuế thu nhập v.v... đã khấu trừ tại nguồn
(tham khảo mục 1-4.), đều được tính toán chi tiết thông qua điều chỉnh cuối năm (tham khảo mục
1-4.) nên không cần khai thuế cuối cùng.
Tuy nhiên, những người dưới đây thì theo nguyên tắc, cần tiến hành khai thuế cuối cùng.
• Người được trả lương từ 1 nơi, đồng thời, tổng số tiền thu nhập ngoài lương và thu nhập từ
trợ cấp nghỉ việc quá 200.000 yên.
• Người được trả lương từ 2 nơi trở lên, đồng thời tổng số tiền của tổng thu nhập lương chưa
được điều chỉnh cuối năm và số tiền thu nhập ngoài lương và thu nhập từ trợ cấp nghỉ việc quá
200.000 yên.
• Người có thu nhập ngoài tiền lương thông qua hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán
v.v... phải nộp thuế theo kết quả tính toán thuế thu nhập v.v...
Ngoài ra, người phải đóng thuế theo khai thuế cuối cùng cần phải tự mình nộp thuế theo đúng
thời hạn (Từ sở thuế sẽ không có thông báo v.v... liên quan đến việc nộp thuế.).
Có các cách nộp thuế như dưới đây.
i. Chuyển khoản ngân hàng
ii. Nộp trực tiếp (chuyển khoản qua e-Tax) hoặc ngân hàng
trực tuyến
iii. Nộp thuế qua thẻ tín dụng trên internet
iv. Nộp bằng tiền mặt (tại quầy cửa hàng tiện lợi, ngân hàng,
bưu điện, sở thuế)
(2) Người được hoàn thuế thu nhập nếu khai thuế cuối cùng
• Trường hợp đã nộp thừa thuế thu nhập v.v... đã được khấu trừ tại nguồn (tham khảo mục
1-4.), do có các khoản khấu trừ thu nhập (tham khảo mục 1-3.) v.v... thì sẽ được hoàn thuế thu
nhập nhờ vào việc khai thuế cuối cùng. Nhận bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc bưu
điện.
• Trường hợp không nộp thừa thuế thu nhập do khấu trừ tại nguồn v.v... thì không có khoản
thuế thu nhập nào được hoàn lại. 89Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
(3) Khai thuế cuối cùng và hạn nộp thuế
Về phần thuế thu nhập từng năm, thời hạn tiếp nhận tham vấn về khai thuế cuối cùng và tờ
khai là từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 15 tháng 3 năm sau năm đó.
* Theo nguyên tắc, sở thuế không tiếp nhận tham vấn và tờ khai vào ngày cơ quan thuế đóng cửa (thứ 7, chủ
nhật, ngày lễ v.v...).
Hạn nộp thuế phần khai thuế cuối cùng của thuế thu nhập là ngày 15 tháng 3.
* Trường hợp hạn này (ngày 15 tháng 3) rơi vào thứ 7, chủ nhật, ngày lễ v.v..., ngày thường tiếp theo sau ngày
đó sẽ là hạn chót.
(4) Trường hợp xuất cảnh khỏi Nhật Bản
• Trường hợp không còn địa chỉ và nơi ở tại Nhật Bản, theo nguyên tắc, trước khi xuất cảnh
phải được điều chỉnh cuối năm với lương của năm đó.
• Trong trường hợp cần khai thuế cuối cùng như nêu tại (1), trước khi xuất cảnh cần tiến hành
khai thuế cuối cùng và nộp thuế.
• Sau khi đã xuất cảnh, trường hợp cần tiến hành thủ tục khai thuế cuối cùng hoặc nộp thuế
v.v..., hãy chọn Người quản lý việc nộp thuế sống tại Nhật Bản rồi nộp "Thông báo về Người
quản lý việc nộp thuế" cho sở thuế có thẩm quyền. Người quản lý việc nộp thuế sẽ phải tiến
hành thủ tục thay cho bản thân người đã xuất cảnh.
1-3 Các khoản khấu trừ thu nhập chính
Trên cơ sở xem xét hoàn cảnh riêng của từng cá nhân, trường hợp đáp ứng các điều dưới đây
sẽ được khấu trừ khoản tiền nhất định khi tính thuế thu nhập. (Tham khảo cách tính mục 1.)
Ngoài ra, trường hợp Người không cư trú (tham khảo mục 1-1. (3)) bị giới hạn các loại khấu
trừ có thể được áp dụng.
(1) Trường hợp cấp dưỡng người thân
• Trường hợp cấp dưỡng người thân, nếu thỏa mãn điều kiện ví dụ như tổng số tiền thu nhập
của người được cấp dưỡng từ 380.000 yên trở xuống thì bạn có thể được nhận một khoản khấu
trừ thu nhập nhất định khi tính thuế thu nhập.
• Trường hợp người thân đang cấp dưỡng là Người không cư trú (tham khảo mục 1-1. (3)),
cần đính kèm "Giấy tờ chứng minh là người thân (bản sao sổ hộ khẩu v.v...)" và "Giấy tờ chứng
minh việc cấp dưỡng (Giấy gửi tiền từ cơ quan tài chính v.v...)" cùng với Tờ khai thuế cuối cùng
hoặc xuất trình khi nộp Tờ khai thuế cuối cùng.
• Từ năm 2023 trở đi, trường hợp người thân đang cấp dưỡng là Người không cư trú có độ tuổi
từ 30 tuổi đến dưới 70 tuổi, nếu không thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây thì sẽ không được
khấu trừ thu nhập.
i. Người thân đó không còn địa chỉ và nơi ở tại Nhật do đã đi du học.
ii. Người thân đó là người khuyết tật.
iii. Trong năm đó, bản thân đã chi trả cho người thân đó 380.000 yên trở lên để trang
trải chi phí sinh hoạt hoặc chi phí giáo dục. 90Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
(2) Trường hợp có người phối ngẫu
• Trường hợp có người phối ngẫu, nếu thỏa mãn điều kiện nhất định thì có thể được khấu trừ
thu nhập với số tiền nhất định.
• Trường hợp người phối ngẫu là Người không cư trú (tham khảo mục 1-1. (3)), cần đính kèm
"Giấy tờ chứng minh là người phối ngẫu (bản sao sổ hộ khẩu v.v...)" và "Giấy tờ chứng minh việc
đang cấp dưỡng (Giấy gửi tiền từ cơ quan tài chính v.v...)" cùng với Tờ khai thuế cuối cùng hoặc
xuất trình khi nộp Tờ khai thuế cuối cùng.
(3) Trường hợp đã trả phí bảo hiểm xã hội
Trường hợp đã trả phí bảo hiểm xã hội (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí quốc dân, bảo
hiểm hưu trí người lao động v.v...) của bản thân hoặc người phối ngẫu và các người thân khác có
chung sinh kế, có thể được khấu trừ thu nhập cho số tiền bảo hiểm đã trả đó.
(4) Trường hợp đã trả phí bảo hiểm nhân thọ v.v...
Trường hợp tự bản thân đã trả khoản phí bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm y tế chăm sóc dài
hạn và phí bảo hiểm hưu trí cá nhân, có thể được khấu trừ thu nhập ở mức nhất định.
(5) Trường hợp đã trả chi phí y tế
Khi chi phí y tế của bản thân hoặc người phối ngẫu và các người thân khác có chung sinh kế
vượt quá mức nhất định, có thể được khấu trừ thu nhập tương ứng với khoản chi phí y tế đó.
1-4 Khấu trừ tại nguồn và điều chỉnh cuối năm
• Với người nước ngoài được trả lương thì khi nhận lương từ người sử dụng lao động sẽ bị trừ
thuế thu nhập (bị khấu trừ tại nguồn).
• Khi nhận lương vào cuối năm đó, sẽ diễn ra việc tính toán chi tiết thuế thu nhập (điều chỉnh
cuối năm).
• "Phiếu khấu trừ tại nguồn" ghi số tiền đã trả v.v... sẽ được người trả lương cấp cho người
nhận lương.
1-5 Điều khoản đặc biệt theo Công ước về thuế
Trường hợp giữa quốc gia bạn và Nhật Bản có ký kết Công ước về thuế, bạn có thể được giảm
hoặc miễn thuế thu nhập nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định. 91Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
Thuế cư trú
2-1 Định nghĩa "Thuế cư trú"
• Là thuế nộp cho các tỉnh và xã, phường, quận, thành phố
nơi có (đã có) địa chỉ tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 1.
• Thuế cư trú bao gồm khoản "Theo thu nhập" nộp số tiền
được tính toán căn cứ vào lương v.v... đã nhận từ công ty từ ngày mùng 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng
12 năm trước, và khoản "Bình quân" nộp số tiền nhất định bất kể đã nhận bao nhiêu lương v.v...
• Thuế cư trú nộp cho các tỉnh thì cũng nộp cho cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành
phố gộp với thuế cư trú nộp cho xã, phường, quận, thành phố.
2-2 Nộp Thuế cư trú
• Có 2 cách nộp thuế cư trú.
i. Cách thu đặc biệt: Công ty trừ sẵn thuế cư trú từ lương sau đó nộp cho cơ quan
hành chính xã, phường, quận, thành phố. Đây là nguyên tắc đối với người làm việc tại
các công ty, nhà xưởng, họ không cần phải tự mình nộp thuế cư trú cho cơ quan hành
chính xã, phường, quận, thành phố.
ii. Cách thu thông thường: Văn bản mang nội dung "Hãy nộp thuế cư trú" được gửi
đến từ cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố, người nộp thuế tự mình cầm
văn bản này và số tiền để trả tiền thuế ghi trên văn bản đến nộp cho cơ quan hành chính
xã, phường, quận, thành phố (*).
* Có trường hợp có thể nộp tại bưu điện hoặc cửa hàng tiện lợi, trong trường hợp đó, trên văn bản được gửi đến từ
cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố sẽ ghi nội dung như vậy.
2-3 Các vấn đề khác
• Về thuế cư trú, hãy chú ý các điểm dưới đây.
i. Cần phải nộp thuế cho cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố nơi có (đã
có) địa chỉ tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 1, ngay cả trường hợp đã xuất cảnh khỏi
Nhật Bản kể từ ngày mùng 2 tháng 1 cũng cần phải nộp thuế cư trú.
ii. Trường hợp người nộp thuế cư trú theo cách thu đặc biệt (tham khảo mục 2-2. i) thôi
việc công ty, cần nộp thuế cư trú chưa đóng theo cách thu thông thường (tham khảo mục
2-2. ii), nhưng cũng có phương pháp nhờ công ty trừ toàn bộ khoản thuế cư trú từ lương
hoặc trợ cấp nghỉ việc và công ty nộp cho cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố.
iii. Trường hợp không thể nộp thuế cư trú cho đến khi xuất cảnh khỏi Nhật Bản, trước khi
xuất cảnh cần quyết định người tiến hành thủ tục thuế thay cho bản thân (Người quản lý
việc nộp thuế) trong số những người đang sống tại Nhật Bản và thông báo cho cơ quan
hành chính xã, phường, quận, thành phố nơi bạn đang sinh sống.2 92
Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
Thuế tiêu dùng
Khi mua các sản phẩm hàng hóa hoặc khi được cung cấp các dịch
vụ, sẽ phải chịu 10% thuế tiêu dùng, nhưng thuế suất khi mua đồ ăn
thức uống trừ đồ uống có cồn và ăn uống tại nhà hàng sẽ chịu thuế
suất giảm nhẹ là 8%.
Tiền thuế do người có xe cộ nộp
4-1 Thuế xe ô tô/Thuế xe ô tô hạng nhẹ
(1) Tiền thuế xe ô tô/thuế xe ô tô hạng nhẹ theo tính
năng môi trường
Khi bạn mua xe ô tô hoặc xe ô tô hạng nhẹ
Người đã mua xe ô tô hoặc xe ô tô hạng nhẹ phải nộp tiền thuế xe ô tô/thuế xe ô tô hạng nhẹ
theo tính năng môi trường.
(Thuế suất theo tính năng môi trường được quyết định căn cứ vào hiệu suất nhiên liệu v.v...
của xe ô tô hoặc xe ô tô hạng nhẹ .)
(2) Tiền thuế xe ô tô/thuế xe ô tô hạng nhẹ theo chủng loại
Nếu bạn sở hữu xe ô tô
Người sở hữu xe ô tô (xe ô tô có lượng khí thải quá 660cc) tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 4
phải nộp tiền thuế xe ô tô theo chủng loại (*).
(Số tiền thuế được quyết định căn cứ vào lượng khí thải v.v...)
* Về số tiền thanh toán và phương pháp thanh toán v.v... được ghi trên văn bản do tỉnh thành gửi đến.
Nếu bạn sở hữu xe ô tô hạng nhẹ
Người sở hữu xe ô tô hạng nhẹ (xe ô tô có lượng khí thải từ 660cc trở xuống) v.v...tại thời điểm
ngày mùng 1 tháng 4 phải nộp tiền thuế xe ô tô hạng nhẹ theo chủng loại (*).
(Số tiền thuế được quyết định căn cứ vào lượng khí thải v.v...)
* Về số tiền thanh toán và phương pháp thanh toán v.v... được ghi trên văn bản do cơ quan hành chính xã, phường,
quận, thành phố gửi đến.34 93Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
4-2 Thuế trọng lượng xe
Khi xe ô tô hoặc xe ô tô hạng nhẹ được đăng kiểm v.v...
Đóng thuế trọng lượng xe tương ứng với trọng lượng v.v... của xe ô tô hoặc xe ô tô hạng nhẹ
khi đăng kiểm v.v...
Thuế tài sản cố định
• Phải nộp thuế trong trường hợp sở hữu các tài sản nêu dưới đây tại thời điểm ngày mùng 1
tháng 1.
i. Đất đai
ii. Nhà cửa
iii. Tài sản khấu hao
• Trường hợp sở hữu tài sản khấu hao, cần kê khai.
• Cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố sẽ tính ra khoản thuế căn cứ vào giá trị của
tài sản.
• Nộp tiền thuế cho cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố nơi có tài sản đó.
Địa chỉ liên hệ liên quan đến thuế6-1Địa chỉ liên hệ liên quan đến
thuế quốc gia
Hãy sử dụng các địa chỉ liên hệ liên quan đến thuế quốc
gia dưới đây.
(1) Trung tâm tư vấn qua điện thoại
Các "Trung tâm tư vấn qua điện thoại" dưới đây tập trung tư vấn bằng tiếng Anh về các tư vấn
thông thường liên quan đến thuế quốc gia.
• Trung tâm tư vấn qua điện thoại của Cục thuế quốc gia Tokyo: 03-3821-9070
• Trung tâm tư vấn qua điện thoại của Cục thuế quốc gia Osaka: 06-4965-8298
• Trung tâm tư vấn qua điện thoại của Cục thuế quốc gia Nagoya: 052-971-205956 94Chương1Chương3Chương2Chương4Chương5Chương6Chương7Chương8Chương9Chương10Chương11Chương128 Thuế
(2) Trả lời thuế (FAQ)
Có thể tra cứu câu trả lời thông thường cho các câu hỏi về thuế
phổ biến theo từng loại thuế.
https://www.nta.go.jp/english/taxes/index.htm
(3) Hướng dẫn trang chủ Cơ quan thuế quốc gia
Cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến khai thuế, nộp thuế quốc gia.
Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy xác nhận tại trang chủ dưới đây:
https://www.nta.go.jp/english/index.htm
6-2 Liên hệ liên quan đến thuế địa phương
Để liên hệ liên quan đến thuế địa phương hãy sử dụng trang Web dưới đây.
(1) Hướng dẫn về trang Web của Bộ Nội vụ và Truyền thông
Giới thiệu về thuế cư trú cá nhân của người nước ngoài.
https://www.soumu.go.jp/main_sosiki/jichi_zeisei/czaisei/
czaisei_seido/individual-inhabitant-tax.html
(2) Chi tiết hãy liên hệ các cơ quan hành chính xã, phường, quận, thành phố, các tỉnh
thành nơi đang sống.

AltStyle によって変換されたページ (->オリジナル) /